Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Video Giáo Hạt Hóc Môn Chào Mừng Phái Đoàn FABC.

Video Giáo Hạt Hóc Môn Chào Mừng Phái Đoàn FABC.  




Video Bài Giảng Lễ FABC Hạt Hóc Môn   



Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN C

CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN C 


Sứ vụ Công bố Tin Mừng


SUY NIỆM TIN MỪNG , (Lc 1, 1-4; 4,14-21):


Anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận.
Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
      Thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: "Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: "Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể.  Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?
       Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn.  Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được?  Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một.  Vậy mắt không có thể bảo tay: "Tao không cần đến mày"; đầu cũng không thể bảo hai chân: "Tao không cần chúng mày."
       Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất;  và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết.  Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn.  Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau.  Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.
      Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.  Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ,  ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao? 

     Chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng vừa sáng tạo vừa quan phòng cách tuyệt vời. Người muốn qui tụ nhân loại thành một gia đình mà Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa là Anh Cả và mọi người là anh em chị em của nhau. Người muốn mọi người liên hết với nhau thành một thân thể mà Chúa Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa là Đầu và mọi người là chi thể của nhau. Sự hiệp nhất thâm sâu, tình liên đới chặt chẽ và sự bổ sung hài hòa là ba nét phải được làm nổi bật trong đời sống mọi cộng đoàn Ki-tô hữu: Gia Đình, Hội Đoàn, Giáo Xứ, Giáo Phận, Dòng Tu!  





Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, 
Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê,


và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.
Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.


Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. 


Người vào hội đường...


như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát,


và đứng lên đọc Sách Thánh. 


Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. 


Đức Giê-su cuộn sách lại,
 trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. 
Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 


Người bắt đầu nói với họ : "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." 



Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

TIỆC CƯỚI CANA: DẤU LẠ ĐẦU TIÊN

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN C 

TIỆC CƯỚI CANA: DẤU LẠ ĐẦU TIÊN 


Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. 


Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 


Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người : 
"Họ hết rượu rồi."
Đức Giêsu đáp : "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi ? 
Giờ của tôi chưa đến."
Thân mẫu Người nói với gia nhân : 
"Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."


Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giêsu bảo họ : "Các anh đổ đầy nước vào chum đi !" 


Và họ đổ đầy tới miệng. 


Rồi Người nói với họ : "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông. 


Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu
(mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), 


Ông mới gọi tân lang lại và nói : "Ai ai cũng thết rượu ngon trước,
và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. 


Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ." 


Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. 

 Bài Tin Mừng (Ga 2, 1-11) 

     Là bài tường thuật vắn gọn, đơn sơ về phép lạ “biến nước lã thành rượu ngon” của Chúa Giêsu trong khung cảnh một tiệc cưới ở Ca-na.  Đây là phép lạ đầu tiên mà Ngôi Hai Thiên Chúa thực hiện, khởi đầu cho một giai đoạn của phép lạ, của chuyện kỳ diệu do quyền năng và tình thương của Thiên Chúa thực hiện giữa và cho con cái loài người chúng ta! 


     Qua đoạn Phúc Âm Ga 2,1-11 này, Chúa Giê-su đã bộc lộ “chân tướng” và “tấm lòng” thần linh của mình. Vì thế phép lạ Ca-na có nhiều ý nghĩa: 

- Trước hết “làm phép lạ” là việc làm vượt khả năng của con người.

- Kế tiếp “làm phép lạ” để cứu giúp con người trong cơn khốn khó hầu đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (cụ thể là đôi tân hôn, gia chủ và quan khách) thì chỉ có các thần linh tốt lành thánh thiện mới làm. Các thần dữ, nếu có thể làm phép lạ, thì chúng chỉ làm để lừa gạt người nhẹ dạ hòng lôi cuốn người ấy vào vòng kiềm tỏa của chúng mà thôi. 

- Sau cùng “làm phép lạ” đầu tiên trong cho một tiệc cưới Chúa Giê-su còn muốn gửi cho chúng ta hai sứ điệp quan trọng khác: một là Chúa Giê-su muốn báo hiệu sự hiện diện tràn đầy niềm vui của Nước Trời giống như Tiệc Cưới mà Người khai trương trong trần gian này. Thánh Kinh luôn dùng Tiệc Cưới để diễn tả cuộc gặp gỡ và sự kết hợp hân hoan và lâu bền giữa Thiên Chúa và con người; hai là Chúa Giê-su tỏ lòng ưu ái đặc biệt đối với các cặp vợ chồng và đời sống hôn nhân. Thánh Kinh cũng luôn dùng hôn nhân và Tình Yêu Vợ Chồng để diễn tả mối tương quan “độc hữu” giữa Thiên Chúa và con người. 



Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

SÀI GÒN ĐÊM ĐÓN NOELL & TẾT TÂY


SÀI GÒN ĐÊM ĐÓN NOELL & TẾT TÂY


Nhà Thờ Đức Bà 


Chợ Bến Thành 


Chúc Mừng Năm Mới 2013


Đầu đường Lê Lợi


Đầu đường Nguyễn Huệ



Khu vực công viên giữa Hotel Rex và Vincom Center 


Ánh sáng laser dọc ngang trên nền trời khu vực đường Nguyễn Huệ 


Đường Lê Duẩn, phía sau nhà thờ Đức Bà


Diamond Plaza, phía sau Nhà Thờ Đức Bà


Những chiếc nón lá bằng đèn led dọc 2 bên đường phía sau Nhà Thờ Đức Bà


Công Trường Trước Chợ Bến Thành


Seventeen Saloon đường Phạm Ngũ Lão. Khu vực phố Tây Ba lô


Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ 



Xiếc



Ông đồ, bà đồ tán gẩu 



Múa bút



Văn nghệ ngoài trời



Sài Gòn nóng nực 


Có nhiều sân khấu ca nhạc đón chào Năm Mới 2013.





THƯ GIÃN


THƯ GIÃN

NHỮNG ĐIỆU NHẢY UỐN DẺO


NHỮNG ĐIỆU NHẢY ĐẸP


NHỮNG ĐIỆU NHẢY ĐẸP


CỤ BÀ ẤN PHÍM ĐÀN BẰNG BÓNG ĐÈN




Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013