Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013


      Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam.
Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007.

Lịch sử ý nghĩa ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương
  


Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

      Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:

'''Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.'''

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, để hòa cùng lòng tưởng nhớ của triệu triệu con đất Việt hướng về tổ tiên dựng nước, kỳ sĩ Phong Thần khắp nơi trong Tam Giới cũng chuẩn bị những chiếc bánh chưng, bánh tét để tỏ lòng thành kính hướng về các bậc tổ tiên.

------------------

Tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi là vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.

Bờ cõi nước Xích Quỉ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Mộ phần Kinh Dương Vương, hiện còn tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công Nguyên). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua Hồ Ðộng Ðình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi Vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân, lấy con gái Ðế Lai là bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.

Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó"  Bèn từ biệt , chia năm chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía nam miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú ), chia nước ra làm 15 bộ:
1.     Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú )
2.     Châu Diên (Sơn Tây).
3.     Phúc Lộc (Sơn Tây ) .
4.     Tân Hưng (Hưng Hoá-Tuyên Quang).
5.     Vũ Ðịnh (Thái Nguyên-Cao Bằng) .
6.     Vũ Ninh (Bắc Ninh).
7.     Lục Hải (Lạng Sơn).
8.     Ninh Hải (Quảng Yên).
9.     Dương Tuyền (Hải Dương).
10. Giao chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Ninh Bình).
11. Cửu Chân (Thanh Hoá).
12. Hoài Hoan (Nghệ An).
13. Cửu Ðức (Hà Tĩnh).
14. Việt Thường (Quảng Bình-Quảng Trị).
15.  Bình Văn ( ? )


Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ: Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương, các quan nhỏ gọi là Bồ chính Họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm quí mão (285 trước CN) thì bị nhà Thục lấy mất nước.

Từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, tài liệu bị thất lạc qua chiến tranh ? "thương hải biến vi tang điền". Từ ngày lập quốc bị nhiều phen ngoại bang đô hộ, sử sách bị đốt, thất lạc muốn tra cứu rất khó.

Nhưng không thể nghi ngờ được nguồn gốc văn minh Việt tộc.Truyền thuyết Hùng Vương đã ghi lại từ cuối thế kỷ thứ 14. Sử quan Ngô Sĩ Liên ( ?- 1442) biên soạn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư hoàn thành năm 1479 chính thức vinh danh các đời vua Hùng Vương trong Quốc sử, ghi nhận các đời vua Hùng Vương có công dựng nước .

6 nhận xét:

HOÀI THANH nói...

"DÙ AI ĐI NGƯỢC VỀ XUÔI
NHỚ NGÀY GIỖ TỔ MÙNG MƯỜI THÁNG BA
KHẮP MIỀN TRUYỀN MÃI CÂU CA
NƯỚC NON VẪN NƯỚC NON NHÀ NGÀN NĂM"
Nhớ về C65i nguồn để tưởng nhớ, biết ơn và cố gắng chung tay xây dựng quê hương đất nước là bổn phận của mỗi người Việt Nam chúng ta. Đó còn là đạo lý " Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" . Chúc VP an vui hạnh phúc.

Unknown nói...

Ta là con Lạc, cháu Rồng
Tổ tiên, nòi giống thắm nồng yêu thương
Long Quân nghị lực phi thường
Âu Cơ giáng thế tình thương dạt dào
Chúng ta rất đỗi tự hào
Con Rồng, cháu Lạc biết bao vui mừng
Giỗ Tổ phấn khởi tưng bừng
Mong cho Đất Việt vang lừng năm Châu.
Chúc VP an vui.

Mộng Bình nói...

Thăm chị. Chúc chị Phượng Vũ đêm đong đầy yêu thương nhé!

Unknown nói...

Cảm ơn em, chúc en ngày mới tràn đầy ơn Chúa.

Unknown nói...

Cảm ơn bạn hiền, rất mong gặp bạn, chúc bạn luôn là ngọn đèn cho tớ soi nhé.

Unknown nói...

" Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Vâng câu này VP đã khắc ghi từ khi còn bé. Chúc Thầy Hoài Thanh có được nhiều học trò ngoan.